Chuyện kể Sư_Vãi_Bán_Khoai

Tóm lược lời kể của GS. Nguyễn Văn Hầu[2]:

Vào khoảng năm Tân Sửu (1901) và Nhâm Dần (1902), có một người đàn ông có hình dạng nhỏ bé ốm yếu như người đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông giống hệt như một cô vãi, đi bán khoai ở vùng Bảy Núikênh Vĩnh Tế để tùy cơ khuyến thiện người đời. Lại nữa, ông trị bịnh cứu đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho, nhân thế người ta đặt cho ông cái biệt danh là Sư Vãi hay Sư Vãi Bán Khoai...

Ngoài tài chữa bệnh, ông còn giỏi võ nghệ. Như lúc ở Vĩnh Thông (Châu Đốc, An Giang), một hôm ông đang đi chặt bàng để dệt đệm, bỗng nghe có tiếng người lẫn tiếng cọp vang rần ở gần đó. Ông cầm mác chạy lại thì thấy ông Mạnh, người cùng xóm, đang hỗn chiến với cọp. Tức thì, ông nhảy đến tiếp tay và giết được mãnh thú.

Sư Vãi Bán Khoai có đến Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới, An Giang) một lần, và sau đó trở về núi Cấm. Ông vân du dạy đời như thế khoảng hai năm (1901-1902), rồi mất dạng.